Cách đây gần 4 tháng thì Mi mới bắt đầu biết đến nghề Freelancer. Thật ngạc nhiên với chân trời mới này. Con đường trở thành một Freelancer chuyên nghiệp không đơn giản. Nhưng nghề này cũng đem lại sự trải nghiệm và sự tự do. Nếu bạn đang mơ hồ không biết “Freelancer là gì” giống Mi của 4 tháng trước thì hãy đọc những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn nhé. Tramiday vẫn luôn từng bước phát triển tốt hơn mỗi ngày.
1. Khái niệm Freelancer là gì? Freelancer làm công việc gì?
Khi có động lực muốn biết cặn kẽ xem “Freelancer là gì” đã khiến Mi dành rất nhiều thời gian tìm hiểu. Và đọc mọi tài liệu thì Freelancer đơn giản là người làm công việc tự do. Nghề này không giống những công việc khác là Freelancer tự quyết định khoảng thời gian làm việc của mình. Không cần phải làm cho một công ty hay doanh nghiệp nào cố định.
Họ cũng làm việc nhưng hình thức làm sẽ đa dạng hơn các công việc văn phòng khác. Freelancer tập trung phát triển kỹ năng sẵn có của mình để tìm đối tác, hoàn thành các dự án. Thời gian tham gia dự án có thể ngắn hạn, dài hạn hoặc định kỳ…
Những công việc màu mỡ đang chờ đón Freelancer ví dụ như cộng tác viên viết bài, edit video, nhập liệu quốc tế hoặc tại Việt Nam…Và xu hướng trở thành Freelancer đang được đông đảo các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng, các mẹ bỉm sữa lựa chọn.
Một Freelancer cũng được hiểu đơn giản là người bán dịch vụ sẵn có của mình cho người trả giá cao nhất. Và trong cùng 1 thời gian thì họ cũng làm cho nhiều dự án khác nhau. Miễn là Freenlancer hoàn thành đúng dealine, chất lượng sản phẩm đúng yêu cầu.
2. Trở thành một Freelancer chuyên nghiệp thì bạn được gì?
Mi tin rằng ai cùng đều phải tìm được mục tiêu khi ra quyết định hay làm một công việc nào đó. Chúng ta làm điều này thì sẽ được gì? Vì sao phải làm công việc này mà không phải công việc khác? Đó là các câu hỏi thường gặp trước khi bắt đầu. Khi có đủ câu trả lời thì chắc chắn bạn sẽ bắt tay vào thực hiện ngay.
Khi quyết định trở thành một Freelancer thì Mi đã tìm ra được những điều mình sẽ có trong thời gian tới. Bạn lắng nghe xem chúng ta có cùng suy nghĩ không nhé.
2.1 Tự do quản lý thời gian
Từ khi tốt nghiệp Đại học cho tới nay là tròn 10 năm, Mi chưa thực sự làm một công việc gì liên quan đến văn phòng 8h/ ngày. Và công việc lâu nhất Mi làm là tư vấn bảo hiểm được 5 năm. Rồi đến một ngày mình nhận ra “À có lẽ mình cần tìm kiếm một sự tự do mới!”.
Mi đến với công việc viết lách chỉ với suy nghĩ đó thôi. Khi làm Freelancer thì bạn là người tự quản lý quỹ thời gian của chính mình. Tự quyết định xem hôm nay mình làm công việc gì, trong khoảng thời gian nào.
Cảm giác được làm chủ thời gian và được tự do đúng nghĩa nó thật sự rất tuyệt vời!
2.2 Bạn trở thành người làm chủ cho chính mình
Có lẽ, có đôi lần bạn cũng có cảm giác bí bách, ngột ngạt với công việc đang làm. Vì Mi cũng đã từng có khoảng thời gian đó. Biết rằng ai cũng phải làm, đem lại lợi ích cho người khác thì mới có thu nhập.
Mình muốn cách làm như này nhưng sếp lại không đồng ý. Mình muốn được sếp hiểu mình hơn thì lại bị nghĩ này nghĩ nọ. Trong môi trường tập thể thì không tránh khỏi những chuyện này. Nhưng không phải ai cũng dũng cảm bứt phá ra để tự mình làm chủ chính mình. Thay vì sự quản lý cứng nhắc của một ai đó.
Học tập, lao động, cung cấp dịch vụ từ chính bản thân mình là điều vừa khó lại vừa dễ. Dễ bởi vì việc đưa ra quyết định nên hay không nên một cách thoải mái hơn. Mình có quyền từ chối những việc không phù hợp. Còn khó ở suy nghĩ ” nhỡ mình nghỉ ở công ty đó thì thu nhập bị ảnh hưởng và khó lòng đi tìm kiếm công việc mới tốt hơn”.
Hãy thử một lần làm chủ chính mình!
Nó là trải nghiệm tốt, giúp bạn phát hiện ra những khả năng mà trước đây không có. Nếu Mi không có giai đoạn khó khăn, chơi vơi thì Mi cũng không biết rằng mình có thể viết được bài như này. Đương nhiên là đây chỉ là khởi đầu, còn nhiều thách thức vẫn đang chờ phía trước.
2.3 Tự nâng cao và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới
Việc nào cũng cần đến kỹ năng. Nhưng công việc truyền thống kỹ năng đó cũng lặp đi lăp lại. Đội khi lại trở nên nhàm chán. Mi là người thích sự mới mẻ, bản tính hay tò mò. Nếu mình vẫn duy trì công việc tư vấn thì có lẽ mình đã không biết đến thế mới của một Freelancer nhiều màu sắc như nào.
Giả như như bạn làm dự án liên quan đến xây dựng 1 website chuẩn SEO. Thì tối thiểu phải có kỹ năng viết bài chuẩn SEO, kỹ năng tổng hợp thông tin, kỹ năng của một Content Writing..
Hay bạn muốn hợp tác trở thành một Voice talent thì cần kỹ năng về giọng nói. Hoặc thử sức với dự án phát triển kênh Youtube thì cần kỹ năng edit video, lên kịch bản,…
Tóm lại để trở thành Freelancer chuyên nghiệp thì bạn cần học rất nhiều. Mỗi lần học được điều mới mẻ thì vui mừng như một đứa trẻ khi chờ đón mẹ về nhà vậy.
3. Một vài cân nhắc trước khi trở thành Freelancer
Con đường trở thành Freelancer không màu hồng, không trải thảm đầy hoa hồng thơm ngát. Mà có những chồng gai và thử thách. Có những người sau thời gian làm Freelancer thì đã rẽ ngang đi làm thuê trở lại.
Khoảng thời gian đầu bước chân vào nghề này, bạn cần phải học rất nhiều. Học các kỹ năng mới để tìm và đáp ứng được với nhiều dự án khác nhau. Chấp nhận thu nhập lúc đầu bấp bênh, không được đều đặn như khi bạn đi làm thuê được.
Bởi vì thu nhập của Freelancer phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng của bạn. Nói đến vấn đề tài chính thì nếu như bạn có 1 khoản tiền dự phòng trong khoảng thời gian 4- 6 tháng để chi phí cho con cái, học hành, sinh hoạt hàng tháng. Như vậy cũng giúp bạn yên tâm hơn trong con đường khó khăn nhưng đầy niêm vui và tự do này.
4. Lời kết
Mi cũng đã chia sẻ một vài ý tưởng từ giải thích Freelancer là gì? cho tới “cái được” và ” cái mất” của lĩnh vực thú vị này. Nếu không thử sao mình biết có phù hợp hay không. Các bạn hãy theo dõi tiếp các bài viết sau của Mi nhé.